Quá khứ hừng hững của thầy Thích Tâm Phúc trước khi khóc tu tu tại vành móng ngựa, nhận mức án khiến cả xã hội vỗ tay: Nước mắt thầy rơi, trò chơi kết thúc
Bị cáo PҺúc xιп HĐXX trả lạι Ьằпg tҺạc sĩ, Ьằпg tιếп sĩ gιả, cҺứпg пҺậп tăпg пι ƌể làm kỷ пιệm. VKS ƌḕ пgҺị tuүȇп pҺạt Ьị cáo 5-7 пăm tù cҺo Һaι tộι daпҺ. Ngàү 6/8, TAND Һuүệп Củ CҺι (TPHCM) mở pҺιȇп tòa xét xử Ьị cáo Nguүễп MιпҺ PҺúc (40 tuổι, tự xưпg TҺícҺ Tȃm PҺúc) vḕ tộι Lừa ƌảo cҺιếm ƌoạt tàι sảп và Làm gιả tàι lιệu gιả của cơ quaп, tổ cҺức. Tạι pҺầп xét Һỏι, ȏпg PҺúc tҺừa пҺậп cáo trạпg truү tṓ ƌúпg vớι ҺàпҺ vι pҺạm tộι, quá trìпҺ ƌιḕu tra Ьị cáo kҺȏпg Ьị ép cuпg, пҺục ҺìпҺ. CҺủ tọa пҺắc пҺở Ьị cáo vḕ tҺáι ƌộ kҺaι Ьáo KҺaι trước tòa, ȏпg ta пóι mìпҺ kҺȏпg queп Ьιết vớι Ьà L.T.H.T. và ƌã пҺậп của Ьị Һạι 70 trιệu ƌồпg.
Bị cáo Phúc tại tòa. (Ảnh: Hải Long).
Nam bị cáo nói lý do bị hại đưa tiền cho mình nhằm giúp đỡ làm các thủ tục tách thửa đất. Khi chủ tọa đặt câu hỏi có đủ khả năng làm các thủ tục trên không, bị cáo Phúc đáp: “Bị cáo dư khả năng”.
Ông khai ban đầu nhận 20 triệu rồi lên mạng tìm kiếm nơi làm dịch vụ về giấy tờ đất đai và cho rằng mình không biết đơn vị dịch vụ làm giấy tờ giả. Bị cáo đã thanh toán số tiền 30 triệu đồng.
Trước lời khai trên, chủ tọa ngắt lời chất vấn: “Tin nhắn có trong hồ sơ vụ án, thể hiện bị cáo biết rõ việc làm giả giấy tờ đất đai chứ đâu phải không biết, lời khai bị cáo có phù hợp hay không”.
Tiếp đó, HĐXX hỏi bà T. thỏa thuận với bị cáo tách sổ thành 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng cơ quan điều tra đã thu giữ 6 sổ. Về nội dung này, Phúc khai đặt làm dịch vụ và nói hoàn toàn không biết những giấy tờ trên là giả.
Hồ sơ vụ án thể hiện, quá trình điều tra công an thu giữ 10 giấy tờ đất, trong đó có 1 giấy tờ gốc của bà T. và 9 giấy tờ giả (trong đó, 5 giấy giả nhằm lừa bà T., 4 giấy còn lại do Phúc làm nhưng chưa sử dụng).
Ngoài ra, bị cáo Phúc còn giao nộp 1 giấy chứng nhận tăng ni, 1 giấy chứng điệp thọ giới, 1 bằng thạc sĩ luật kinh tế và 1 bằng tiến sĩ ngành luật tôn giáo. Kết luận giám định xác định tất cả những giấy tờ này là giả.
Tại tòa, bị cáo Phúc nói không nhớ đã giao nộp bao nhiêu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, ông ta khẳng định mình trình độ học vấn là tiến sĩ luật. Sau đó, chủ tọa hỏi bị cáo có khiếu nại kết luận điều tra, cáo trạng về nội dung này không, ông Phúc nói không. Bị cáo xin HĐXX trả lại bằng thạc sĩ, tiến sĩ giả, chứng nhận tăng ni để làm kỷ niệm.
Quá trình xét hỏi, nhiều lần chủ tọa nhắc bị cáo Phúc về thái độ khai báo.
Đề nghị phạt 5-7 năm tù
Sau khi kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện KSND huyện Củ Chi phát biểu quan điểm về vụ án và đề nghị mức án đối với bị cáo Phúc.
Theo đó, đại diện cơ quan công tố khẳng định cáo trạng truy tố bị cáo Phúc là đúng người, đúng tội, không oan sai. Thông qua mạng xã hội, nam bị cáo đã đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị hại 70 triệu đồng. Để thực hiện hành vi trên, ông ta đã thuê người làm giả các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hành vi của bị cáo đã xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản của người khác nên cần phải xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, đại diện cơ quan công tố cũng đề nghị HĐXX ghi nhận cho ông Phúc một số tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, đã khắc phục một phần hậu quả, nhân thân tốt.
Từ những phân tích trên, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Phúc 3-4 năm tù về tội Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức và 2-3 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt nam bị cáo phải chấp hành là 5-7 năm tù.
Đối với các giấy tờ giả, VKS đề nghị HĐXX tiếp tục thu giữ.
Nói lời sau cùng, bị cáo Phúc xin HĐXX cho mình được hưởng khoan hồng để chăm sóc mẹ già và tiếp tục tu tập.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2021, bà L.T.H.T. (50 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) mua một thửa đất có diện tích hơn 400m2 tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, do ông N.V.T. và bà N.T.C.N. làm chủ, với giá 2,4 tỷ đồng, nhưng chưa thể làm thủ tục tách thửa.
Ngày 7/10/2022, bà T. được L.V.V. (33 tuổi, ngụ huyện Củ Chi) giới thiệu ông Nguyễn Minh Phúc, nhờ làm thủ tục tách một thửa đất thành hai thửa đất, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng.
Sau khi cả hai bên thỏa thuận, ông Phúc đồng ý nhận làm thủ tục tách thửa đất theo yêu cầu của bà T. với giá 135 triệu đồng. Sau khi nhận trước 70 triệu đồng, ông Phúc đặt làm hai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả qua mạng xã hội.
Chính quyền địa phương khẳng định, người tự xưng “Thích Tâm Phúc” giả danh tu sĩ Phật giáo, tự xưng pháp danh. Người này tự dựng bảng tên chùa tại nhà riêng, lợi dụng danh nghĩa để quyên góp gây quỹ.
Vào năm 2021, mạng xã hội từng bất bình trước hình ảnh của người đàn ông đầu trọc, mặc áo nhà sư xuất hiện trong clip “thầy chùa ăn thịt chó”. Người này tự xưng là “đại đức Thích Tâm Phúc”, trụ trì chùa Hoằng Pháp Trung ương (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi).
Ngay từ thời điểm đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM cùng huyện Củ Chi đã lên án người này có nhiều phát ngôn trái với truyền thống Phật giáo Việt Nam, xúc phạm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đến gần đây, mạng xã hội tiếp tục xôn xao trước hình ảnh người đàn ông này vào quán nhậu ở TPHCM trong trang phục người tu hành.
Lợi dụng danh nghĩa để quyên góp gây quỹ
Trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND huyện Củ Chi khẳng định, người đàn ông này tên thật là Nguyễn Minh Phúc (sinh năm 1983). Ông Phúc đang thường trú tại ấp Làng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. Ông giả danh tu sĩ Phật giáo, tự xưng pháp danh là “Thích Tâm Phúc”.
Từ năm 2015 đến nay, ông Nguyễn Minh Phúc tổ chức thành lập 6 công ty tại địa chỉ trên nhằm lợi dụng danh nghĩa công ty, thường xuyên tổ chức các sự kiện vận động, quyên góp gây quỹ không đúng mục đích và tụ tập đông người. Việc này ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Thời điểm tháng 1/2015, UBND huyện Củ Chi đã chỉ đạo UBND xã Tân Phú Trung đến làm việc, đề nghị ông Nguyễn Minh Phúc ngừng tổ chức ca hát, tụ tập nhiều người và phát quà cho hộ nghèo tại nhà riêng khi chưa được địa phương cho phép.
Tháng 2/2016, UBND xã Tân Phú Trung đã đến làm việc và đề nghị ông Nguyễn Minh Phúc thu hồi các thư mời, không tổ chức khai trương công ty.
Đến tháng 12/2016, chính quyền địa phương đã mời và đến trực tiếp địa chỉ thường trú của ông Nguyễn Minh Phúc làm việc, nhưng ông đều vắng mặt không có lý do. Xã Tân Phú Trung đã họp dân và thông báo việc giả danh tu sĩ Phật giáo của Nguyễn Minh Phúc hồi cuối năm 2016.
Đến thời điểm hiện tại, toàn bộ 6 công ty mà Nguyễn Minh Phúc thành lập đã bị khóa mã số thuế.
Giả mạo tu sĩ
UBND huyện Củ Chi nêu rõ, nơi người tự xưng “Thích Tâm Phúc” giới thiệu là Chùa Hoằng Pháp Trung Ương thực chất là nhà tình thương tặng cho dân nghèo. Thời gian tặng là từ ngày 9/1/2003.
Đây cũng là nơi vào năm 2010, Nguyễn Minh Phúc tự ý treo bảng hiệu “Chùa Ngộ Chân Tử”.
Sau khi người này có những phát ngôn, hành động trái với truyền thống Phật giáo Việt Nam, năm 2019, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Củ Chi có văn bản khẳng định, người xưng là “Thích Tâm Phúc” không xuất trình được giấy tờ chứng nhận thọ giới là Chứng điệp Sa Di, Chứng điệp Tỳ Kheo, Chứng nhận Tăng Ni do Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp.
Cùng thời điểm này, UBND huyện Củ Chi đã phối hợp Ban Thi đua – Khen thưởng TPHCM xác minh các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước tặng cho tập thể và cá nhân ông Nguyễn Minh Phúc. Qua đó, các cơ quan nhận thấy các bằng khen, giấy khen do ông Phúc tự khai đều không có trong hồ sơ lưu trữ.
Đến năm 2021, UBND huyện Củ Chi cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp, xử lý nghiêm trường hợp ông Nguyễn Minh Phúc giả danh tu sĩ, có những phát ngôn được đăng tải trên mạng xã hội gây nhiều dư luận bức xúc trong cộng đồng mạng, làm ảnh hưởng đến uy tín của Phật giáo Việt Nam.
UBND xã Tân Phú Trung đã phân công lực lượng trực tiếp theo dõi, giám sát địa bàn, tuyên truyền, giải tán các Youtuber tụ tập quay phim trước khu vực nhà ông Nguyễn Minh Phúc. Lực lượng công an xã cũng kiểm tra, mời làm việc đối với 5 Youtuber có hành vi cố tình chụp ảnh, quay phim dù đã được nhắc nhở và yêu cầu viết cam kết không tiếp tục tái phạm.
Đến nay, ông Nguyễn Minh Phúc đã tháo dỡ bảng hiệu có nội dung “Chùa Hoằng pháp Trung ương”, di dời 14 tượng Phật vào trong khu vực sảnh chính của căn nhà.
Hiện tại, phía trước nhà ông Nguyễn Minh Phúc (bên trong hàng rào) còn đặt 8 tượng Phật (6 tượng lớn và 2 tượng nhỏ).
Về các nội dung liên quan đến người tự xưng là “đại đức Thích Tâm Đức” được báo Dân trí phản ánh, huyện Củ Chi khẳng định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp xử lý theo quy định. Đồng thời, huyện cũng phân công Thường trực UBND huyện theo dõi, đôn đốc thực hiện khẩn trương nội dung này.
– Ngày 11/1/2022, Công an xã Tân Phú Trung đã tham mưu UBND xã ban hành Quyết định số 39/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự đối với ông Nguyễn Minh Phúc về hành vi “khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác” với hình thức phạt tiền là 2,5 triệu đồng và ông Phúc đã nộp phạt.
– Ngày 21/9/2022, Công an huyện Củ Chi ban hành Quyết định số 0031691/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Ngô Phương Lan với hình thức phạt tiền là 4 triệu đồng và biện pháp khắc phục là xóa tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo liên quan đến người tự xưng là “Thích Tâm Phúc”.
– Ngày 9/3/2023, UBND huyện Củ Chi đã chỉ đạo Phòng Nội vụ huyện phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND xã Tân Phú Trung mời làm việc và yêu cầu ông Nguyễn Minh Phúc cam kết không phát ngôn sai sự thật, không chia sẻ những thông tin trái với quy định của pháp luật, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.